Hoa Hồi – Sản Vật Mang Hương Vị Truyền Thống Của Lạng Sơn

1. Hoa hồi là gì?

Hoa Hồi, gia vị trong món phở nổi tiếng Việt Nam

Có nguồn gốc từ Trung Quốc và đông bắc Việt Nam, hoa hồi hay còn được biết với cái tên khoa học Illicium verum. Hoa hồi thực chất là quả, có hình dạng bông hoa, mỗi hoa gồm 5-8 cách hình thoi sếp thành hình sao hoặc nan hoa. Người dân thường mang phơi khô sau khi thu hoạch để xuất khẩu dưới dạng hoa khô, còn lại có thể đem chế biến thành tinh dầu.

Không chỉ có ở Việt Nam, Trung Quốc,..hoa hồi cũng được sử dụng rộng rãi ở các nước phương Tây. Họ thường dùng hoa hồi để sản xuất rượu, làm các món tráng miệng, các món bánh trong lễ hội. Còn tại Việt Nam, dân ta khéo léo sử dụng hoa hồi kết hợp với quế, gừng nướng, thảo quả, đinh hương, hạt mùi để tạo nên món phở trứ danh. 

Với hương vị độc đáo và đa dạng cách sử dụng, hoa hồi không chỉ là một thành phần quan trọng trong ẩm thực, mà còn có giá trị văn hóa và lịch sử đối với người dân Việt Nam

Hoa hồi được coi là một loại gia vị có hữu ích về mặt dược liệu bởi hoa hồi có tính cay, mùi thơm và vị ngọt thanh đặc trưng, dịu nhẹ như cam thảo và thành phần không thể thiếu khi chế biến các món ăn truyền thống.

Người dụng ưa chuộng sử dụng hoa hồi làm gia vị ở dạng dạng bột hoặc nguyên đóa. Tăng thêm vị cay, thơm cho các món ăn như phở, cà ry, hầm, tiềm…. giúp tạo vị và dậy mùi, cho món ăn có hương vị nồng nàn và đặc sắc.

2. Công dụng và lợi ích của hoa hồi

Hoa hồi có rất nhiều công dụng, tiêu biểu có thể kể đến là trong ẩm thực và, học cổ truyền và cả làm đẹp.

Ẩm thực

Hoa Hồi - Sản Vật Mang Hương Vị Truyền Thống Của Lạng Sơn

Hoa hồi là gia vị có thể nấu đa dạng các món ăn, từ các món nước, ninh, hầm cà ri,…Chất Anethole có trong hoa hồi ngoài chức năng tạo mùi, tạo vị đặc trưng còn giúp tăng giá trị dinh dưỡng của món ăn. Thân cây có thể ăn như rau; hạt thì được chế biến và sử dụng trọng một số sản phẩm thực phẩm, bột hồi rất thích hợp cho việc làm bánh.

Hoa hồi làm cho món ăn thêm ấm nồng, còn cánh hoa sẽ trang trí cho món ăn thêm phần bắt mắt vì thế rất nhiều đầu bếp đã sử dụng làm gia vị không thể thiếu khi nấu những món ăn cần hầm, ninh chế biến từ đuôi bò, chân vịt, các món làm từ nội tạng

Ngoài ra, tại một số vùng quê nước ta còn có món chè kho được nấu từ đậu xanh và đường, rất cần một ít hoa hồi cho hương vị thêm đậm đà. Có thể làm gia vị hầm, nướng rất hấp dẫn, nhất là món nướng, bởi mùi thơm đặc trưng, tăng sự kích thích cho món ăn. Loại bột gia vị này cũng dùng trong tẩm ướp thực phẩm, giúp khử mùi tanh. 

Y học cổ truyền

Lợi ích của hoa hồi với sức khỏe

Hoa hồi giúp cho việc kích thích tiêu hóa, đồng thời dùng để điều trị và giảm đau bụng nhờ các tác dụng như

  • Tiêu diệt vi khuẩn
  • Phòng ngừa nhiễm nấm
  • Tăng cường sức khỏe tim mạch
  • Ngăn ngừa bệnh cúm
  • Giúp điều chỉnh lượng đường trong máu

Làm đẹp

Tinh dầu hoa hồi

Tinh dầu hồi là nguyên liệu quý xuất những đồ mỹ phẩm, hương liệu. Chị em phụ nữ sử dụng tinh dầu hồi kết hợp với nước nóng công mặt từ 1 đến 2 lẫn một tuần sẽ giúp da mịn màng, láng bóng.

3. Các lưu ý khi sử dụng 

Bất cứ loại thực phẩm, gia vị nào đều có những lưu ý cần thiết khi sử dụng, để tránh xảy ra những truờng hợp đáng tiếc. Hoa hồi cũng vậy, người dùng cần quan tâm đến liều lượng, tần suất và cách sử dụng hợp lý để hoa hồi phát huy tác dụng và không gây hại đến sức khỏe bản thân cũng như gia đình.

  • Thành phần cis-ethanol trong hoa hồi khô có thể gây ngộ độc nếu dùng quá định mức; vì thế cần sử dụng vừa phải và khoa học.
  • Khi sử dụng tinh dầu hoa hồi cần test trước tại các vùng da không nhạy cảm như tay,.
  • Không sử dụng hoa bị mốc, hương vị không trọn vẹn và cũng không tốt cho sức khỏe.

Cách bảo quản hiệu quả là nên phơi khô, sau đó cho vào lọ hoặc túi kín, thỉnh thoảng mang ra phơi nắng để tránh ẩm mốc. 

Nếu bạn sử dụng hoa tươi, hãy giữ chúng trong tủ lạnh để kéo dài thời gian bảo quản. 

Nên sử dụng hoa khô nhanh chóng ngay sau khi mua vì chúng có thể mất hương vị qua thời gian

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *